TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ LÁ NGÓN CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG

Thứ năm - 21/03/2019 01:00

TRUYỀN THÔNG  PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ LÁ NGÓN CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG

TRUYỀN THÔNG
PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ LÁ NGÓN CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc quy định công tác y tế trường học;
Căn cứ công văn số 1690/SGDĐT-CNTT&NCKH, ngày 27/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên về việc hướng dẫn triển khai công tác y tế trường học năm học 2018-2019;
Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông;
Căn cứ vào kế hoạch truyền thông năm 2019 của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Điện Biên Đông;
Ngày 19 tháng 3 năm 2019, tại trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Điện Biên Đông kết hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức truyền thông Phòng chống tự tử lá ngón cho học sinh trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông.
Tham dự với buổi truyền thông của Nhà trường có Bác sĩ chuyên khoa I: Nguyễn Văn Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông và đồng chí Lò Thị Chanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cùng sự có mặt của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và 333 các em học sinh nhà trường.


Mở đầu buổi truyền thông là phát biểu khai mạc đồng chí Lò Thị Chanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện. Đồng chí Lò Thị Chanh đã khái quát đặc điểm tình hình, nguyên nhân dẫn đến việc tự tử bằng lá ngón cũng như tầm quan trọng trong công tác nâng cao nhận thức về tự tử lá ngón đối với các em học sinh tuổi vị thành niên và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đặc biệt là dân tộc Mông.


 Tại buổi truyền thông Bác sĩ chuyên khoa I: Nguyễn Văn Minh đã trực tiếp tuyên truyền, chia sẻ với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường về thực trạng tự tử lá ngón hiện nay. Trong tất cả những ca mắc và chết do nguyên nhân ngộ độc lá ngón trong những năm qua, đều gặp ở những người trẻ và đặc biệt gặp nhiều ở tuổi vị thành niên và cũng gặp nhiều ở người dân tộc Mông. Các nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân đi tìm lá ngón để tự tử, giải thoát những tiêu cực những bức bách của bản thân, tự hủy hoại sức khoẻ của mình và tự kết liễu đời mình bằng một cách đau đớn rùng rợn do lá ngón gây nên. Bác sĩ Minh nhấn mạnh: Các ca ngộ độc lá ngón hoặc chết vì ngộ độc lá ngón do phát hiện muộn và khi đư­a đến viện trong tình trạng đã nặng, cá biệt có những ca đến viện vì không hợp tác trong việc khai thác tiền sử nên rất khó khăn và mất đi nhiều thời gian quí báu trong việc đưa ra các quyết định xử trí cấp cứu kịp thời mới hy vọng để cứu sống bệnh nhân. Như­ng đa số là những ca bệnh đến muộn mặc dù đã được cấp cứu tích cực nhưng cũng không kịp và vẫn bị tử vong.


Các em học sinh nhà trường rất tích cực ủng hộ bài giảng của Bác sĩ chuyên khoa I: Nguyễn Văn Minh. Đặc biệt là sự giao lưu sôi nổi giải đáp các thắc mắc về cách sơ cứu đối với người ngộ độc lá ngón của bác sĩ với các em học sinh.
Buổi truyền thông đã trang bị kiến thức cần thiết góp phần nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong việc đẩy lùi nạn tự tử lá ngón. Khi đã có những nhận thức đúng đắn đó, các em học sinh sẽ là những tuyên truyền viên tích cực tại gia đình, bản làng, địa phương. Giúp các bạn và những người thân của mình nhận thức đúng đắn vấn đề và chấm dứt hành vi tự tử lá ngón. Góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo cho các đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương.

Tác giả: Nhân viên Lê Thị Vui

Nguồn tin: Ban biên tập nhà trường

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây