Ban chấp hành Công đoàn Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 87 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2017)

Thứ ba - 17/10/2017 02:47

Ban chấp hành Công đoàn Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 87 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2017)

 

         Hôm nay ngày 16/10/2017, Ban chấp hành Công đoàn Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 87 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2017).
        Mở đầu chương trình buổi Lễ, Thầy Nguyễn Khắc Hùng - Phó Hiệu trưởng, kiêm Chủ tịch Công đoàn thay mặt các đồng chí nam cán bộ giáo viên, nhân viên phát biểu khai mạc và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các đồng chí nữ cán bộ giáo viên, nhân viên và các em nữ sinh trong nhà trường.
         Trong bài phát biểu Thầy Nguyễn Khắc Hùng - Phó Hiệu trưởng, kiêm Chủ tịch Công đoàn đã khảng định: Phụ nữ Việt Nam thời nào cũng vậy - Luôn mang trong mình những phẩm chất cao quí mà Bác Hồ đã từng trao tặng “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”. Ở bất cứ cương vị nào, phụ nữ cũng phát huy được vai trò, sức mạnh, sự khéo léo vốn có của mình. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, vị trí các chị em đều phát huy được truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam, xứng đáng là những người phụ nữ năng động, giỏi việc trường đảm việc nhà trong thời kỳ hội nhập.
Thay mặt các đồng chí nam cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường Thầy Nguyễn Khắc Hùng - Phó Hiệu trưởng, kiêm Chủ tịch Công đoàn đã tặng hoa chúc mừng chị em.

         Sau bài phát biểu khai mạc của Thầy Nguyễn Khắc Hùng, Thầy Trần Xuân Tuấn Bí thư đoàn trường đã ôn lại lịch sử ngày Phụ nữ Việt Nam và ý nghĩa của ngày Phụ nữ Việt Nam. 

          Thầy Trần Xuân Tuấn khẳng định:
         Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên Phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính.
         Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
         Dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến, tầng lớp phụ nữ Việt bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất. Khát vọng giải phóng dân tộc cũng vì thế mà sôi sục trong tâm trí phụ nữ.
         Những ngày đầu chống Pháp, rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Thị Minh Khai, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế,…
         Các tổ chức như Công hội đỏ, Nông hội đỏ thu hút rất nhiều chị em phụ nữ tham gia. Tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội cũng có nhiều chị em là cán bộ cốt cán.
        Thực ra, ngay từ năm 1927, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã đứng ra họp mặt các chị em có cùng chí hướng cứu nước thành nhóm phụ nữ. Tuy nhiên, nhóm này hoạt động sơ khai, chưa có chính cương và điều lệ.
         Dù vậy, hàng tháng nhóm này đều tổ chức các buổi hội thảo để tìm ra con đường giải phóng phụ nữ.
        Năm 1930, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh lên cao. Có tới gần 13 ngàn phụ nữ tham gia cùng nhân dân đấu tranh, thành lập chính quyền. Cũng trong năm đó, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hàng ngàn phụ nữ ở Mỹ Tho.
        Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng ghi rõ: “Nam nữ bình quyền”. Đảng đã đề cao phụ nữ và coi phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng. Đảng đề ra nhiệm vụ phải giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng phụ nữ.
        Đảng cũng đặt nhiệm vụ quan trọng là phải thành lập tổ chức riêng để các tầng lớp phụ nữ tham gia hoạt động.
       Vào ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hàng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam”.
       Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày mà lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
        Đây cũng là lần đầu tiên, người Phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.
       Qua 87 năm, tổ chức Phụ nữ Liên hiệp Hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.
        Ngày 20/10 hàng năm được chọn là ngày Phụ nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.
Tiếp theo chương trình buổi Lễ là các tiết mục văn nghệ chào mừng của các thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường.
      Một số tiết mục văn nghệ chào mừng




Tác giả: Ban chấp hành Công đoàn trường

Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây